|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

     Quần thể di tích văn hóa, tôn giáo được xây dựng trong xã từ rất sớm, tiêu biểu là các ngôi chùa.

       Chùa Hưng Phúc: chùa thuộc thôn Hương Thịnh, được xây dựng vào thời kỳ hậu Lê thế kỷ XVIII, nằm ở phía Tây của thôn. Chùa quay hướng Đông Nam, rộng khoảng 474m2, trên cổng có đắp nổi dòng chữ Hoa Viên Tự. Chùa xây dựng theo lối nội công ngoại quốc, tiền đường nối với thượng điện. Hai bên thượng điện là hai dãy nhà tạo sọn chạy song song, phía sau là tòa gác chuông. Tòa tiền đường có kết cấu vì kèo theo kiểu:giá chiêng, kẻ chàng ở sáu vì giữa, còn hai vì ngoài hai bên tường hồi có kết cấu theo kiểu độc trụ, cánh báng.

       Những dòng chữ hán khắc trên thượng lương gác chuông cho biết chuông chùa Hưng Phúc được đúc dưới triều Nguyễn (1918). Tòa gác chuông được xây dựng theo lối chồng diêm sáu ,ái, với bảy gian, hai dĩ. Trong đó, ba gian giữa làm nhô cao chồng diêm để làm gác chuông. Chùa Hưng Phúc là công trình tiêu biểu cho lối kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn.

       Chùa trải qua nhiều lầm tu tạo. Hằng năm, vào ngày 15 tháng giêng âm lịch, ngày 10/4, ngày 10/7 và ngày 10/11 âm lịch nhân dân tổ chức lễ tiết tại chùa. Tháng 12 năm 2005, chùa Hưng Phúc được Ủy ban nhân dân tỉnh xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa.

       Đình Hương Thịnh: được xây dựng vào năm Chính Hòa thứ 15 (1684) thờ đức thánh Tam Giang. Kiến trúc của đình theo hình chữ Đinh, tòa đại bái ba gian hai chái, hậu cung có ba gian. Hai bên sân đình là hai tòa tào mạc, mỗi dãy có 3 gian xây dựng bình đầu bít đốc, nóc vương với góc cổng tam môn, ôn gọn sân đình. Các vì kèo kết cấu thượng con chồng giá chiêng, hạ cốn con chồng kẻ ngồi, sáu hàng chân cột. Trng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đình đã bị dỡ sàn. Năm 1960, đại bái cũng bị đổ, chỉ còn hậu cung. Sau này, đình đã được xây dựng lại với ba gian hai chái, long ngai, bài vị, thần tích, câu đối, sắc phong của ngôi đình cũ. Đình đã trải qua nhiều lầm tu sửa, và năm 2011 đình Hương Thịnh được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.

       Chùa Hữu Định: còn gọi là chùa Nghẻ, ở thôn Hữu Định, khởi dựng vào thời Nguyễn. Chùa gồm tam quan với gác chuông, bảy gian tiền đường, ba gian thượng điện, nhà tổ, nhà mẫu, nhà tạo soạn. Chùa bị phá trong thời kỳ cải cách ruộng đất. Năm 1994, nhân dân trong làng hưng công xây dựng lại trên nền chùa cũ gồm tam quan ba gian hai chái theo kiểu tám đao, tám mái như cũ. Tòa tiền đường có ba gian hai dĩ, phía sau là hậu điện ba gian. Các vì mái thượng kèo, hạ kẻ bằng gỗ bạch đàn. Chùa còn có nhà tạo soạn ba gian. Hội lệ hàng năm của chùa mở vào ngày 10 tháng Giêng. Năm 2009 chùa Hữu Định được sếp hạng di tích cấp tỉnh.

        Đình Hữu Định: còn được gọi là đình Nghẻ, ở thôn Hữu Định, xay dựng vào thời Nguyễn. Đình thờ Cao Sơn, Quý Minh và Đức thahs Tam Giang. Đình bố cục hình chữ Nhị, có tòa đại bái sáu gian, hai chái xay dựng theo kiểu bình đầu bít đốc, các vì kèo kết cấu thượng cốn hạ cốn. Hậu bầu kết cấu ba gian hai chái. Hàng năm hội lễ mở vào hai ngày 10 và 11/10. Năm 2009 đình Hữu Định được sếp hạng di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh.

       Ngoài ra trên địa bàn xã còn có các đình, chùa khác như: chùa Thượng Phú, còn gọi là chùa Phú Cốc (thuộc thôn Phú Cốc); chùa Tân Lập, còn gọi là chùa Sậu (thuộc thôn Hữu Định); Đình Đõ, còn gọi là đình Tiên Độ; Đình Phú Cốc. Các lễ nghi trong cưới hỏi và trong đám tang đến nay có nhiều hủ tục được lược bỏ dần, không còn những thủ tục rườm rà, thay vào đó là cách tổ chức đơn giản và tiết kiệm.
 

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 6,159
Tổng số trong ngày: 43
Tổng số trong tuần: 109
Tổng số trong tháng: 3,551
Tổng số trong năm: 16,459
Tổng số truy cập: 34,714